CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ DELI

DELI TECHNOLOGY AND EQUIPMENT COMPANY LIMITED

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ DELI

Tin tức

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÁY CMM TRONG SẢN XUẤT
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÁY CMM TRONG SẢN XUẤT 06/06/2023

1. MÁY ĐO TỌA ĐỘ CMM LÀ GÌ? CMM là viết tắt của cụm từ “Coordinate Measuring Machine” , là thiết bị phổ biến của nhiều cơ sở sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm. Máy CM

ĐO LƯỜNG 3D THÔNG MINH BẰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỮ LIỆU ĐO POLYWORKS
ĐO LƯỜNG 3D THÔNG MINH BẰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỮ LIỆU ĐO POLYWORKS 06/06/2023

PHẦN MỀM ĐO LƯỜNG 3D POLYWORKS – GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỮ LIỆU ĐO THÔNG MINH ALL-IN-ONE Phần mềm PolyWorks là giải pháp đầu tiên hỗ trợ toàn bộ các tác vụ và quy trình đo&n

API HỖ TRỢ ŠKODA AUTO VOLKSWAGEN INDIA LẮP ĐẶT – CĂN CHỈNH DÂY CHUYỀN HÀN ROBOT

06/06/2023

Mọi sản phẩm đến tay khách hàng đều cần đạt tiêu chuẩn chất lượng!

Sản phẩm chất lượng cho cuộc sống thịnh vượng!

 

Theo nội dung hợp tác với ŠKODA, nhà máy sản xuất chính của Volkswagen ở Ấn Độ hàng năm sản xuất hàng trăm nghìn mẫu ô tô. Khi nhà máy chuyển sang áp dụng các quy trình hàn khung gầm ô tô tự động, bắt buộc phải lắp đặt các dây chuyền hàn robot với chiều dài lên đến 90m. Volkswagen đã tìm đến sự hỗ trợ của team API Services. Với chiếc máy laser tracker Radian Plus và đầu đo vProbe, đội ngũ API Services giàu kinh nghiệm hoàn toàn có thể:

  • Giảm sai số đến mức tối đa là 0,2mm cho toàn bộ dây chuyền dài 90m.
  • Quy trình lắp đặt 4 điểm nhanh chóng, dễ dàng.
  • Hoàn thành lắp đặt 30 cần nâng và 15 bộ đồ gá.

Công ty TNHH Tư nhân ŠKODA Auto Volkswagen India là công ty con 100% vốn sở hữu của nhà sản xuất ô tô Volkswagen Group tại thị trường Ấn Độ. Công ty thành lập vào tháng 10 năm 2021 khi Công ty TNHH Tư nhân Volkswagen Group Sales India và Công ty TNHH Tư nhân ŠKODA Auto India sát nhập làm một và đặt trụ sở tại Pune, Ấn Độ.

Tại trụ sở này, Volkswagen India điều hành một nhà máy sản xuất ở Maharashtra, Pune với năng lực sản xuất đạt 200.000 xe/năm. Không chỉ sản xuất các mẫu xe Volkswagen Polo và Vento (và tiếp đó là Volkswagen Ameo), nhà máy này hiện sản xuất cả dòng xe ŠKODA Rapid. Để đáp ứng được khối lượng sản xuất cho ŠKODA, nhà máy lập tức triển khai kế hoạch mở rộng cho hàn tự động.

Nhà máy bắt đầu lắp đặt các dây chuyền robot hàn dài 90m. Thời điểm đầu, layout dây chuyền sản xuất được đánh dấu theo vị trí 2 kỹ thuật viên bằng băng đo ở hai đầu dây chuyền. Họ giữ băng đo theo hai hướng X và Y của đường ray và khớp với các vị trí. Quy trình này rất tốn thời gian, và với độ dài 90m, rất khó tránh sai sót. Để đẩy nhanh quy trình, đồng thời đảm bảo tính chính xác, nhà máy này đã thuê Dịch vụ API tới để kiểm tra layout, lắp đặt và cân chỉnh các đường ray hàn.

Đội ngũ Dịch vụ API ở Ấn Độ hoàn thành ba dây chuyền robot hàn cho Khung gầm 1.1, 2.1, và 2.2 – đều có chiều dài 90m. Team API đã hoàn thiện 30 cần nâng và 15 bộ đồ gá. Với thiết bị đo laser tracker Radian Plus và phụ kiện đầu đo vProbe, team API Services xây dựng xong chu trình 4 bước, đẩy nhanh tiến độ sản xuất và vẫn đảm bảo giảm sai số định vị tối đa xuống 0,2mm xuyên suốt đoạn đường ray dài 90m.

1. Định vị vị trí

Ban đầu, đường trung tâm được vẽ trên sàn xét theo khoảng cách tia cho trước theo dữ liệu bản vẽ thiết kế. Tiếp đó, đánh dấu điểm gốc (0,0) trên sàn nhà. Phương pháp này từng được dùng để căn chỉnh mặt phẳng, đường thẳng và các điểm. Các vị trí đánh dấu trên sàn nhà hay vị trí của các tấm đế của cần nâng, robot, đồ gá, cột, hay giá cáp đều được xác định bằng dụng cụ lấy dấu tâm (do API sản xuất) và bộ đọc DRO qua phần mềm.

 

Sau khi hoàn tất bước đánh dấu vị trí, các tấm đế được trát vữa, và cần nâng được đặt bên trên. Các bước căn chỉnh tương tự cũng được áp dụng cho cần nâng. Ở đây, đường trung tâm của cần nâng phải khớp với đường trung tâm của trục Y trên sàn nhà. Bởi sàn nhà không bằng phẳng, điểm cao nhất trên sàn nhà sẽ được coi như điểm 0 (zero) của cần nâng. Giá trị zero này là giá trị tham chiêu với mức độ các cần nâng khác sử dụng tùy chọn mặt phẳng ảo trong phần mềm của Tracker cho trục Z. Cuối cùng, khoảng cách giữa hai cần nâng được đảm bảo giữ nguyên theo trục X.

2. Lắp đồ gá

Bước căn chỉnh được thực hiện căn cứ theo dữ liệu zero của ô tô (Phương pháp PLP) do nhóm thiết kế đưa ra tính từ các cần nâng. Sau khi hoàn tất bước căn chỉnh, đồ gá được đặt cân bằng theo tùy chọn mặt phẳng ảo / mặt phẳng trọng lực trong phần mềm Tracker để đọc trục Z. Sau đó, các bộ đồ gá được chuyển theo trục X và Y để xác định vị trí của chúng.

3. Lắp chốt giữ và màng cách nhiệt mylar

Sau khi cố định đồ gá, các tấm màng cách nhiệt mylar và chốt giữ được đo bằng bi cầu SMR hoặc đầu đo vProbe. Các dữ liệu đọc được sẽ được so sánh, đối chiếu với dữ liệu CAD. Nếu xuất hiện sai lệch, dữ liệu được ghi lại và thêm miếng chèn để xử lý. Các chốt giữ và màng cách nhiệt bổ sung trên tay gắp robot được đưa vào vị trí, với các giá trị đo được bằng bi cầu SMR hoặc đầu đo vProbe, và xử lý sai lệch bằng miếng chèn. Các phép đo cuối cùng được thực hiện trong bước kiểm tra và báo cáo.

4. Kiểm tra thân xe

Khi đã lắp đặt chính xác đồ gá, màng cách nhiệt và chốt giữ, mô hình thân xe tương ứng được đặt trên đồ gá và được team Volkswagen kiểm tra, đảm bảo cân chỉnh đúng và bám sát mô hình CAD.

Với sự kết hợp độc đáo giữa các chuyên gia đo lường giàu kinh nghiệm trong ngành sản xuất và thiết bị đo kích thước hiện đại của API Services, quy trình lắp đặt và cân chỉnh của Volkswagen đảm bảo vừa nhanh vừa hiệu quả. API đã đang đi đầu trong linh vực đo lường trên khắp thế giới trong suốt 30 năm qua. Công ty phát triển nhiều sản phẩm và công nghệ đo tân tiến bậc nhất, mang lại kết quả tin cậy và chính xác hơn bao giờ hết đến với khách hàng. Hơn 10 năm gần đây, team Dịch vụ kỹ thuật của API Ấn Độ đã cung cấp các máy Laser Tracker với nhiều tính năng và dịch vụ hiệu chuẩn tới cho khách hàng là các nhà sản xuất tại Ấn Độ.

Nguồn: API


Zalo
(84)866 933 293